Những nét đặc trưng riêng biệt của gốm sứ Bát Tràng

Trải qua bao thăng trầm thời gian, gom su bat trang vẫn giữ được nét đẹp của mình trong lòng khách hàng và vị thế trong làng gốm sứ. Tìm đến những sản phẩm gốm sứ chất lượng không những lưu giữ nét đẹp dân tộc mà còn là một thú chơi dành cho người yêu nghệ thuật.

Hầu hết các sản phẩm gom su bat trang được sản xuất theo lối thủ công. Từ việc chọn lọc nguyên liệu cho đến việc tạo dáng thành hình.

Đều được tạo nên từ những đôi bàn tay tài hoa và loại men khai thác trong nước. Vì vậy, đồ gốm Bát Tràng đều mang trên mình những nét riêng biệt mà không pha lẫn với những thứ pha tạo bên ngoài dù bị cạnh tranh đến đâu.

Những nét đặc trưng riêng biệt của gốm sứ Bát Tràng

Hình dạng, mẫu mã của gốm sứ Bát Tràng

Các đồ gom su bat trang thường có xương gốm dày, chắc khỏe, lớp men thường ngả màu ngà, đục. Bởi các công đoạn tạo dáng sản phẩm đều được làm bằng tay. Bên cạnh đó còn có một số dòng men riêng độc đáo chỉ có tại Bát Tràng như men xanh rêu, men trắng, nâu, men xanh rạn và cốt gốm xốp màu nâu xám.

Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:

– Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi,…

– Đồ gốm đồ thờ cúng: gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm.

– Đồ gốm trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng,…

Các loại men thường dùng phổ biến trong gốm sứ Bát Tràng

Những nét đặc trưng riêng biệt của gốm sứ Bát Tràng
Ấm tử sa gốm sứ Bát Tràng

Men nâu

Là loại men sử dụng đầu tiên trên các sản phẩm gom su bat trang. Sắc độ màu đậm hay nhạt phụ thuộc vào xương gốm. Đặc tính của loại men này là không bóng, bề mặt thường có vết sần. Vì vậy, nên thường được dùng để làm chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa…. Ngoài ra men nâu thường được sử dụng kết hợp với các màu men khác tạo nên các sắc độ khác nhau rất phong phú.

Men trắng (ngà)

Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nung đạt nhiệt độ cao. Nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục.

Cùng với nhiều kiểu dáng, men trắng ngà cũng tạo nên nét riêng của sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng hầu hết đồ gốm Bát Tràng thường dùng men trắng ngà.

Men lam

Loại men này được sử dụng sớm nhất tại làng Bát Tràng. Loại men này được làm từ men gốm và màu oxit coban nên có màu đặc trưng là xanh. Đủ các sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm.

Người thợ làm gốm Bát Tràng sẽ sử dụng men để vẽ các họa tiết lên trên đồ gốm. Tuy nhiên men lam không được để trần như các loại men khác mà luôn phải phủ một lớp men màu trắng bóng có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung.

Men rạn

Đây là một loại men khá độc đáo. Được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giãn giữa xương gốm và men. Tạo cho sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sự độc đáo riêng biệt. Hơn nữa còn có ưu điểm dễ dùng với giá thành vừa phải. Vì vậy được đặc biệt ưa chuộng. Sản phẩm hoàn chỉnh thường có màu cũ. Nên người dùng còn hay gọi nôm na là đồ gốm men cổ.

Men ngọc

Ngoài việc tráng đồ gốm, men ngọc còn được dùng để vẽ mây, tô lên nhiều góc mảng diềm, đế và các cột dọc của long đình. Men ngọc sắc sẫm còn được dùng tô lên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư tròn. Hoặc trên diềm trang trí nổi chân trước tượng nghê.

Những nét đặc trưng riêng biệt của gốm sứ Bát Tràng
Bộ bàn ăn gốm sứ Bát Tràng

Có thể nói gom su bat trang là một sự phát triển hết sức phong phú với những nét đặc trưng riêng biệt. Vì vậy, các sản phẩm của gom su bat trang luôn được khách hàng yêu thích và tin dùng tuyệt đối.

Leave Comments

Scroll
0912 086 940
0912086940